Mây đen xuất hiện nhiều nhưng mưa chưa đến TP.HCM
Rắn lâu nay là loài động vật gây tò mò. Dù nổi tiếng là loài săn mồi đáng sợ, nhiều người có thể không biết rằng rắn cũng có nỗi sợ riêng. Trong khi con người có thể thấy rắn đáng sợ, thì loài bò sát này lại sợ một số loài động vật nhất định hơn là sợ chúng ta. Sau đây là một số động vật có thể khiến rắn sợ hãi, theo trang MSM.Chó, đặc biệt là những loài có bản năng săn mồi, có thể gây ra mối đe dọa cho rắn. Mũi thính và bản tính bảo vệ của chúng thường dẫn đến các cuộc đối đầu với rắn. Dù chó cưng không phải là động vật săn mồi tự nhiên, nhưng sự tò mò và xu hướng điều tra của chúng có thể làm rắn mất cảnh giác.Loài rắnCó thể mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bản thân loài rắn có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính loài này. Những con rắn lớn hơn thường săn những con rắn nhỏ hơn hoặc yếu hơn, có hành vi ăn thịt đồng loại. Sự cạnh tranh nội bộ này trong cộng đồng rắn tạo ra thêm một lớp sợ hãi khác.Một số loài gặm nhấm lớn được biết đến rất hung hăng trong phòng thủ đối với rắn. Hàm răng sắc nhọn và thói quen đào hang của loài gặm nhấm lớn đôi khi có thể dẫn đến những cuộc đối đầu dữ dội với rắn. Lợn rừng có thể không phải là loài động vật đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nghĩ đến đối thủ của rắn, nhưng loài động vật ăn tạp này thường ăn rắn như một phần trong chế độ ăn uống đa dạng của chúng. Lớp da cứng của lợn rừng bảo vệ chúng khỏi bị rắn cắn, khiến chúng trở thành một mối đe dọa đáng gờm khác đối với rắn.Nhiều loài chim săn mồi, như diều hâu và đại bàng, là những động vật săn rắn chuyên nghiệp. Thị lực tinh tường và móng vuốt khỏe cho phép chúng lao xuống và bắt rắn một cách chính xác. Mối đe dọa trên không này buộc rắn phải luôn cảnh giác và thường tìm nơi trú ẩn từ bầu trời.Cầy mangut là loài săn rắn nổi tiếng, và bản tính không sợ hãi của chúng khi tấn công ngay cả những con rắn độc nhất là điều huyền thoại. Những loài động vật có vú nhanh nhẹn này được trang bị tốc độ và phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với nọc rắn, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm.Để hiểu lý do rắn sợ một số loài động vật nhất định, điều cần thiết trước tiên là phải hiểu hành vi của rắn. Rắn thường sống đơn độc và bí ẩn, dựa vào ngụy trang và ẩn núp để tránh kẻ săn mồi. Phản ứng sợ hãi của chúng được kích hoạt bởi bản năng, được mài giũa qua hàng triệu năm tiến hóa, theo MSM.Ai sẽ giám hộ trẻ mồ côi do dịch Covid-19 ?
Đừng để tham vọng cao lớn nhưng dễ vỡ tan như những ngọn sóng kia giết chết tình yêu!
Top 10 kem trị sẹo thâm hiệu quả cho làn da mềm mịn, tươi sáng đều màu
Tiến sĩ Siddhartha đã liệt kê 5 lời khuyên nam giới nên làm để tăng cường sức khỏe sinh sản:
Sau thời gian di chuyển dịp tết, nhiều người bắt đầu lên app hoặc trang web của Cục CSGT để tra cứu phạt nguội. Các thông tin liên quan về lỗi vi phạm, mức phạt, thời gian xóa lỗi được nhiều người quan tâm.Trong đó, nhiều người thắc mắc: Có phải không nộp phạt thì sau 1 năm được tự động xóa lỗi phạt nguội?Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, Điều 6 luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. Thời hiệu được tính từ ngày ra quyết định xử phạt. Theo quy trình xử lý vi phạm qua hình ảnh, để ra được quyết định xử phạt thì phải có biên bản vi phạm. Và để có được biên bản vi phạm thì khi phát hiện vi phạm qua hình ảnh, CSGT sẽ gửi giấy mời chủ phương tiện đến cơ quan chức năng làm việc. Do đó, người dân khi nhận thông báo từ cơ quan chức năng thì phải đến làm việc, phối hợp xác định thời điểm vi phạm ai là người điều khiển để CSGT lập biên bản. Trường hợp người dân cố tình trì hoãn, trốn tránh không đến phối hợp xác định vi phạm, xử lý thì thời hiệu xử lý sẽ có thể kéo dài, phụ thuộc vào khi nào người dân đến làm việc. Thời hiệu lúc này được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.Theo đại diện Cục CSGT, trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, người dân không đến đóng phạt do không nhận được thông báo phạt nguội cần có đơn giải trình gửi đơn vị phát hiện ra lỗi lý do vì sao không nhận được, đơn vị phát hiện ra lỗi xác minh đúng như vậy thì sẽ xóa lỗi.Lãnh đạo một đội CSGT nói thêm, CSGT gửi thông báo vi phạm qua hình ảnh qua đường bưu điện, các trường hợp không đúng người nhận hoặc không có người nhận, bưu điện sẽ chuyển hoàn lại về nơi ra thông báo. Một số trường hợp vì lý do khách quan không nhận được thông báo vi phạm có thể xảy ra là: mua bán xe chưa sang tên đổi chủ, xuất cảnh đi nước ngoài, bệnh nằm viện thời gian dài, đi tù... Ở trong trường hợp nào, người dân cũng cần có giấy tờ chứng minh.Do đó, hiện nay người dân tra cứu phạt nguội trên hệ thống vẫn còn thấy lỗi vi phạm xảy ra từ 2022, thậm chí 2019 là bình thường, cơ quan chức năng vẫn có thể xử phạt.Người dân cũng cần lưu ý thêm, theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ chưa cấp, đổi, cấp lại GPLX đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ 3 anh em mồ côi
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.